Hôm nay Khải Vinh xin chia sẻ góc tư vấn mua máy ảnh chụp hình cho người mới bắt đầu. Dưới đây là 7 chiếc máy ảnh mà Khải Vinh “đề cử” cho các bạn, đảm bảo chúng sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người mới tham gia vào nhiếp ảnh.
1. Canon EOS M50
Thông số kỹ thuật của Canon EOS M50:
Loại máy ảnh: Mirrorless
Kích thước: 116.3 x 88.1 x 58,7mm
Trọng lượng: 387g
Cảm biến: APS – C
Độ phân giải: 24.1 MP
Màn hình: LCD (3 inch), độ phân giải 1.04 MP
Tốc độ màn trập: 1/4000 giây – 30 giây
Video: Chất lượng 4K, 24fps
Một xu thế tất yếu hiện nay là dòng máy ảnh không gương lật (mirrorless). Loại này đang phát triển rất nhanh và thần tốc với các hãng Fujifilm, Sony, Olympus… Mặc dù hơi chậm so với các hãng khác, nhưng Canon cũng đã tung ra những sản phẩm của mình trong mảng máy ảnh không gương lật. Và như một lời khaCanon EOS M50 như một lời khẳng định sự nghiêm túc của hãng với thị trường tiềm năng này. Canon EOS M50 là chiếc máy ảnh nhỏ gọn, thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, dành cho phân khúc người dùng phổ thông hoặc mới sử dụng máy ảnh lần đầu.
2. Canon 800D
Thông số kỹ thuật của Canon 800D:
Loại máy ảnh: DSLR
Kích thước: 131 x 99.9 x 76.2 mm
Trọng lượng: 532g
Cảm biến: APS – C
Độ phân giải: 24.2 MP
Màn hình: LCD (3 inch), độ phân giải 1.04 MP
Tốc độ chụp liên tiếp: 6fps
Tốc độ màn trập: 1/4000 giây- 30 giây
Video: Full HD 1080p 60fps
Canon 800D được trang bị bộ cảm biến 24.2 megapixel APS-C CMOS, có độ phân giải 24.2 MP, tương tự như Canon 760D và Canon 750D đời trước. Bộ cảm biến này được tích hợp bộ lọc thông thấp Low-pass filter và bộ lọc màu RGB Bayer để tái tạo các chi tiết nhỏ nhất, tránh hiện tượng gợn sáng và hiệu ứng sai màu. Độ phân giải tổng của bộ cảm biến 22.3 x 14.9mm này là 25.8 megapixels, tỉ lệ bề mặt cảm biến là 3:2, kích thước mỗi điểm ảnh khoảng 3.72µm. Đây quả là một lựa chọn thông minh cho chiếc máy ảnh hướng đến người dùng phổ thông.
3. Fujifilm X – T200
Thông số kỹ thuật của Fujifilm X – T200:
Loại máy ảnh: Mirrorless
Kích thước:
Trọng lượng: 370g
Cảm biến: APS – C
Độ phân giải: 24.2 MP
Màn hình: LCD (3.5 inch), độ phân giải 2.76 MP
Tốc độ chụp liên tiếp: 8 fps
Tốc độ màn trập: 1/4000 giây (cơ học), 1/32000 giây (điện tử)
Video: 4K 30fps
Không chỉ với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Fujifilm X-T200 còn rất phù hợp cho người mới. Bởi lẽ chúng dễ sử dụng, thân máy gọn nhẹ được trang bị khung ngắm điện tử EVF độ phân giải cao, tính năng lấy nét tự động AF nhận dạng khuôn mặt nhanh và chính xác, sức mạnh tạo nên bức ảnh có độ phân giải 24.2MP trong chế độ chụp liên tục 8 khung hình/giây và khả năng quay phim 4K UHD. Mọi sự ý tưởng sáng tạo của người chụp đều có thể được Fujifilm X – T200 đáp ứng dễ dàng.
4. Fujifilm X – A7
Thông số kỹ thuật của X – A7:
Loại máy ảnh: Mirrorless
Kích thước: 119 x 38 x 41 mm
Trọng lượng: 320 g
Cảm biến: APS-C CMOS
Độ phân giải: 24,2 MP
Màn hình: LCD (3.5 inch)
Tốc độ chụp liên tiếp: 6fps
Tốc độ màn trập: 30 giây, 1/4000 giây (cơ học), 1/32000 giây (điện tử)
Video: 4K 30fps
Hãng Fujifilm đến từ Nhật Bản đã cho ra mắt tại thị trường nước ta Fujifilm X-A7, thuộc dòng Fujifilm X-A. Đây là chiếc máy ảnh có mức giá khá tốt cũng như có các lợi thế về giao diện lẫn tính ứng dụng tốt, phù hợp cho giới trẻ hiện nay, cũng như người mới bắt đầu.
5. Sony ZV – 1
Thông số kỹ thuật của Sony ZV – 1:
Loại máy ảnh: Compact
Kích thước: 105 x 60 x 44 mm
Trọng lượng: 294 g
Cảm biến: Exmor RS CMOS
Độ phân giải: 20.1 MP
Màn hình: LCD (3 inch)
Tốc độ chụp liên tiếp: 24 fps
Tốc độ màn trập: 30 giây, 1/2000 giây (cơ học), 1/32000 giây (điện tử)
Video: 4K 30 fps
Máy ảnh ZV-1 được thiết kế để vừa có thể chụp ảnh, vừa có thể quay video cực kì chất lượng. Với màn hình LCD cảm ứng lật ngang, báng cầm tiện dụng và đèn báo hiệu ghi hình. Micro định hướng (3 đầu thu), với màn chống ồn khi gió thổi giúp tiếng thu sẽ trong trẻo hơn. Với 2 tính năng nổi trội là xoá phông với 1 nút bấm và chức năng giới thiệu sản phẩm sẽ làm video của bạn đơn giản và thú vị hơn bao giờ hết.
6. Sony Alpha A6000
Thông số kỹ thuật của Sony Alpha A6000:
Loại máy ảnh: Mirrorless
Kích thước: 120 x 67 x 45 mm
Trọng lượng: 344 g
Cảm biến: APS-C
Độ phân giải: 24 MP
Màn hình: TFT LCD (3 inch)
Tốc độ chụp liên tiếp: 11fps
Tốc độ màn trập: 30 giây, 1/4000 giây
Video: Full HD 1080p
Nói đến những chiếc máy Mirrorless thành công nhất đại diện cho cuộc Cách mạng máy ảnh không gương lật, không thể bỏ qua cái tên Sony A6000. Máy ảnh Sony Alpha A6000 là chiếc máy ảnh Mirrorless cải tiến vượt bậc của Sony với khoảng thời gian lấy nét chỉ trong 0.06s. Ngoài ra, những hình ảnh với dải màu sâu và độ tương phản mềm mại sẽ được tạo ra liên tục với hơn 600 tấm ảnh chỉ trong một lần sạc pin. Chính vì vậy, nó luôn phù hợp với nhu cầu của người hâm mộ Sony nói riêng cũng như của cộng đồng đam mê nhiếp ảnh nói chung, vẫn luôn luôn cần 1 chiếc máy nhỏ gọn trang bị những công nghệ hiện đại, hiệu năng chóp đỉnh, với giá thành phải chăng nhất. Một điều mà chiếc A6000 đã làm rất tốt ngay từ khi ra mắt, và vẫn có rất ít sản phẩm nào khác soán ngôi được trong một thời gian dài.
7. Nikon D5600
Thông số kỹ thuật của Nikon D5600:
Loại máy ảnh: DSLR
Kích thước: 124 x 97 x 70 mm
Trọng lượng: 465 g
Cảm biến: APS-C
Độ phân giải: 24MP
Màn hình: LCD (3.2 inch)
Tốc độ chụp liên tiếp: 5 fps
Tốc độ màn trập: 30 giây, 1/4000 giây
Video: 1080p 60fps
Mặc dù đã trải qua 6 năm từ lúc Nikon D5600 ra mắt vào tháng 11 năm 2016 nhưng nó vẫn khẳng định được cái “chất” của mình, Nikon D5600 là máy ảnh tầm trung với cảm biến CMOS 24MP không sử dụng bộ lọc low-pass quang học (OLPF) và bộ xử lý EXPEED 4 mới nhất. Sự kết hợp này mang đến dải ISO 100-25600 và chụp liên tiếp 5 khung hình/giây. Ngoài ra, nó còn có hệ thống AF 39 điểm có 3D tracking cực kì hữu dụng. Các tính năng khác bao gồm màn hình cảm ứng LCD 3.2″ 1.04M điểm ảnh, video 1080/60p, Wi-Fi + Bluetooth cùng với NFC để ghép nối nhanh với các thiết bị Android. Chính vì những đặc điểm trên mà Nikon D5600 là một sự lựa chọn gần như hoàn hảo đối với người mới tham gia vào nhiếp ảnh.
Trên đây là góc tư vấn mua máy ảnh chụp hình cho người mới bắt đầu mà Khải Vinh chia sẻ cho các bạn. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ rằng dẫu chiếc máy ảnh tốt đến đâu nhưng nếu thiếu kĩ thuật, kiến thức chụp thì ảnh chụp cũng sẽ không đẹp đâu. Chính vì vậy, song song với chiếc máy ảnh, bạn cũng hãy đầu tư kiến thức cho bản thân mình nhé.