Lễ ăn hỏi cô dâu Anh Thư và chú rể Quang Phú

Lễ ăn hỏi cô dâu Anh Thư và chú rể Quang Phú diễn ra vào tháng 10 năm 2023. Địa điểm được tổ chức tại nhà cô dâu với sự có mặt đông đủ của hai bên gia đình họ trai và họ gái. Cùng bạn bè của cô dâu và chú rể đã có mặt chúc mừng hạnh phúc nên vợ thành chồng.

Khách mời gồm có:

  • Gia đình cô dâu: Ông, bà, bố, mẹ và anh chị em, cô, dì, chú, bác của cô dâu
  • Gia đình chú rể: Ông, bà, bố, mẹ và anh chị em, cô, dì, chú, bác của chú rể
  • Bạn bè của cô dâu và chú rể cùng hai bên gia đình

Buổi lễ ăn hỏi diễn ra:

  • Gia đình chú rể xuất phát từ nhà riêng đến nhà cô dâu
  • Gđ chú rể đến nhà cô dâu được cha mẹ cô dâu tiếp đón
  • Cha mẹ chú rể đưa lễ vật đến nhà cô dâu
  • Gia đình cô dâu nhân lễ vật và mời gia đình chú rể vào nhà
  • Hai bên gia đình cùng làm thủ tục ăn hỏi
  • Cha mẹ hai bên gia đình cùng khách mời dùng cơm
  • Sau khi dùng cơm thì gia đình chú rể ra về.

Theo phong tục và văn hóa của Việt Nam một buổi lễ ăn hỏi được diễn ra như trên. Tuy nhiên, tùy theo phong tục và tập quán của từng vùng miền sẽ có chút thay đổi khác biệt. Tuy nhiên, trước khi kết hôn thì cô dâu và chú rể có thể tham khảo để có thêm hiểu biết để buổi lễ ăn hỏi diễn ra tốt đẹp hơn.

Lễ ăn hỏi gồm có những lễ vật gì?

Lễ ăn hỏi một nghi lễ quan trọng trong đám cưới truyền thống của người Việt Nam. Lễ ăn hỏi này là để nhà trai chính thức đến nhà gái xin phép được đón dâu về làm vợ. Cho nên các lễ vật thường được chuẩn bị theo số lẻ, tượng trưng cho sự may mắn và sung túc.

Lễ vật chuẩn bị gồm các loại như sau:

  • Trầu cau: Lễ vật không thể thiếu trong lễ cưới hỏi của người Việt Nam. Nó tượng trưng cho sự gắn kết, bền chặt của tình yêu lứa đôi.
  • Rượu thuốc: Thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.
  • Bánh cốm: Món ăn truyền thống của người Việt Nam. Tượng trưng cho sự ngọt ngào và hạnh phúc lứa đôi.
  • Mâm hoa quả: Tượng trưng cho sự tươi mới và sung túc.
  • Mâm sính lễ: Thường gồm các vật dụng như: Vàng, nhẫn, trang sức,… Điều này tượng trưng cho sự trao tặng của nhà trai dành cho nhà gái.

Bên cạnh thì tùy theo từng phong tục tập quán của từng vùng miền mà lễ ăn hỏi có thể khác nhau như:

Mâm xôi gấc: Món truyền thống tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.

Mâm gà/ heo quay: Món ăn tượng trưng cho sự sung túc và giàu sang.

Thông thường số lượng lễ vật ăn hỏi là 3, 5, 7,9 tráp. Số lượng lễ vật càng nhiều thì càng thể hiện được sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái.

Câu đối lời chúc mừng dành cho cô dâu Anh Thư và Chú rể Quang Phú

  • Chúc cho đôi trai tài gái sắc sánh đôi vừa lứa thắm duyên trăm năm
  • Tình yêu son sắt như ngọc cưới xin viên mãn muôn năm hạnh phúc

Cha mẹ hai bên cùng chúc cô dâu và chú rể: Trăm năm hạnh phúc, yêu thương và thủy chung.

Lời hứa hẹn của cô dâu và chú rể. Sau đó là kết thúc buổi lễ ăn hỏi. Cha mẹ của hai bên gia đình cùng với khách mời cùng chụp những bức ảnh lưu niệm trước khi ra về.

Khải Vinh Bridal hân hạnh được cung cấp trang phục áo dài cô dâu, chú rể trong ngày ăn hỏi

Áo dài ăn hỏi là một trang phục truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu trong ngày ăn hỏi. Áo dài cặp cưới là một nét đẹp thể hiện tinh thần và vẻ đẹp riêng của cô dâu chú rể. Trong mỗi cặp đôi cưới đều mặc áo dài cặp, mỗi mẫu trang phục đều thể hiện được phong cách riêng của từng cặp.

Khải Vinh Bridal là thương hiệu áo dài cưới nổi tiếng tại Miền Nam. Có rất nhiều mẫu áo dài cưới xinh đẹp theo xu hướng. Hầu hết các cô dâu chú rể thường lựa chọn áo dài cặp để mặc trong ngày lễ ăn hỏi.

Với cô dâu Anh Thư và chú rể Quang Phú là đã lựa chọn mẫu áo dài cưới cặp màu trắng. Thể hiện một tình yêu thuần khiết và trong sáng. Cùng với những niềm mong ước vui vẻ, hạnh phúc và may mắn trọn vẹn của một tình yêu viên mãn.

Cảm ơn cặp đôi Anh Thư – Quang Phú đã tin tưởng lựa chọn trang phục cưới tại Khải Vinh Bridal!

Contact Me on Zalo
0899 11 3979